Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Sự khác biệt giữa Google Analytics và Facebook Pixel? Nên dùng công cụ nào?

Kiến thức

Sự khác biệt giữa Google Analytics và Facebook Pixel? Nên dùng công cụ nào?

6 Tháng Mười Hai, 2022

Google Analytics và Facebook Pixel giúp ích rất nhiều trong việc cung cấp các thông tin về khách hàng. Chúng giúp bạn hiểu được hành vi, thói quen của người dùng Internet, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định quảng cáo chính xác. Cùng GoSELL tìm hiểu về sự giống nhau và khác nhau của Google Analytics và Facebook Pixel qua bài viết sau.

Phan_biet_Google_Analytics_Facebook_Pixel

Google Analytics là gì?

Trong quá trình quản trị website, quá trình phân tích số liệu liên quan đến website là một công đoạn rất quan trọng. Google Analytics là một trong số các công cụ phân tích miễn phí của Google. Nó cho phép các nhà quảng cáo có thể theo dõi số liệu liên quan đến hoạt động của website một cách chính xác.

Google Analytics là gì?
Google Analytics là gì?

Google Analytics cho bạn thấy được lưu lượng truy cập vào website, thời gian trung bình của một phiên truy cập và tỷ lệ thoát trang của người dùng trên website của bạn. Ngoài ra, Google Analytics còn thống kê nhiều chỉ số khác như nguồn truy cập website của bạn đến từ đâu, thiết bị, hệ điều hành mà người xem sử dụng, phân tích lưu lượng truy cập theo nhân khẩu học… Những thông tin này giúp bạn hiểu rõ hành vi lướt website của người dùng. Nó không chỉ giúp người quản trị nắm rõ tình hình phát triển của website mà còn hỗ trợ họ đưa ra phương án tối ưu website một cách đúng đắn nhất.

Xem thêm: Lợi ích tuyệt vời khi tận dụng Google Analytics cho doanh nghiệp

Facebook Pixel là gì?

Khái niệm Facebook Pixel là công cụ phân tích dùng để đánh giá hiệu quả của quảng cáo bằng cách tìm hiểu hành động mà mọi người thực hiện trên trang web của bạn.

Facebook Pixel là gì?
Facebook Pixel là gì?

Pixel Facebook là mã mà bạn đặt trên trang web của mình. Nó thu thập dữ liệu giúp bạn theo dõi chuyển đổi từ quảng cáo Facebook , tối ưu hóa quảng cáo, xây dựng đối tượng được nhắm mục tiêu cho các quảng cáo trong tương lai và tiếp thị lại (remarketing) cho những người đã thực hiện một số loại hành động trên trang web của bạn. Cơ chế hoạt động của mã Pixel là kích hoạt cookie để theo dõi người dùng khi họ tương tác với website và quảng cáo Facebook của bạn.

Khi thiết lập xong, Facebook Pixel sẽ kích hoạt khi ai đó thực hiện hành động trên trang web của bạn. Ví dụ về hành động ở đây là thêm mặt hàng vào giỏ hàng hoặc mua hàng. Pixel thu thập những hành động này, còn gọi là sự kiện. Bạn có thể xem những hành động này trên trang Facebook Pixel trong Trình quản lý sự kiện. Tại đó, bạn có thể xem những hành động mà khách hàng thực hiện. Bạn cũng có thể dùng quảng cáo sau này trên Facebook để tiếp cận lại họ.

Bạn có thể sử dụng Pixel

  • Đảm bảo quảng cáo hiển thị với đúng người: Tìm kiếm khách hàng mới hoặc những người đã truy cập một trang cụ thể hoặc đã thực hiện hành động mong muốn trên trang web của bạn.
  • Tăng doanh số: Facebook Pixel giúp bạn dễ dàng tiếp cận những người có nhiều khả năng thực hiện hành động mà bạn quan tâm hơn, chẳng hạn như mua hàng.
  • Tiếp thị lại: Facebook Pixel cho phép bạn hiển thị quảng cáo được nhắm mục tiêu cho những người đã truy cập trang web của bạn. Bạn có thể chọn để quảng cáo Facebook được hiển thị cho khách hàng đáp ứng một số hành động nhất định. Ví dụ: bạn có thể hiển thị quảng cáo cho mọi người mà họ đã chọn sản phẩm trong giỏ hàng hoặc đăng ký, thêm website bạn vào danh sách yêu thích của họ.
  • Đo lường kết quả quảng cáo: Hiểu rõ hơn về tác động của quảng cáo bằng cách đo lường hành động mọi người thực hiện khi nhìn thấy quảng cáo. Facebook Pixel có thể giúp bạn tối ưu hóa quảng cáo và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Bạn có thể quan tâm: Tận dụng công cụ Facebook Pixel để bán hàng tốt hơn

Phân biệt Google Analytics và Facebook Pixel

Một tình huống phổ biến trong thực tế có thể nảy sinh là bạn đã cài đặt Google Analytics trên trang web của mình và sau đó ai đó (có thể là công ty quảng cáo – tiếp thị hoặc nhà tư vấn của bạn) đề xuất cài đặt Pixel Facebook để theo dõi dữ liệu.

Phân biệt Google Analytics và Facebook Pixel
Phân biệt Google Analytics và Facebook Pixel

Google Analytics

Ở cấp độ cơ bản nhất, Google Analytics là công cụ giúp bạn hiểu trang web của mình hoạt động như thế nào trên tất cả các kênh (ví dụ: lưu lượng truy cập không phải trả tiền, quảng cáo có trả tiền, phương tiện truyền thông xã hội…) cũng như nội dung nào hoạt động tốt nhất. Qua phân tích của Google analytics có thể giúp bạn biết nội dung (content) nào, trang nào trên website của bạn được khách truy cập quan tâm và yêu thích, từ đó bạn rút kinh nghiệm để cải thiện nội dung các trang khác trên website để thu hút người đọc nhiều hơn.

Pixel Facebook

Trong khi đó, Pixel Facebook có trọng tâm được chú trọng hơn nhiều vào việc nó giúp bạn hiểu và tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo Facebook của mình. Bạn có thể cài một pixel Facebook mà không chạy quảng cáo, nhưng mục đích cơ bản của nó là cho phép bạn tạo danh sách tiếp thị lại (remarketing). Điều này có nghĩa là cho phép bạn nhắm mục tiêu phân phối lại quảng cáo đến những người đã xem quảng cáo trang web của bạn nhưng chưa mua/chưa hỏi. Bạn thấy điều này được sử dụng phổ biến khi vào các trang thương mại điện tử hoặc website bán điện thoại, khi bạn xem một vài sản phẩm nhưng không mua và thoát ra.

Sau đó cho dù bạn đi đâu, truy cập website ở nhiều website khác thì vẫn thấy xuất hiện lại mẫu quảng cáo các sản phẩm bạn đã xem trước đó, kèm theo các ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn. Đó là hình thức tiếp thị lại, gọi theo cách thông thường là “ quảng cáo bám đuôi”. Bạn sẽ bị ám và phải xem liên tục các mẫu quảng cáo được thiết kế có chủ đích. Trong cài đặt pixel Facebook cho phép bạn quảng cáo lại cho khách xem lên đến 30 ngày liên tục.

Phân tích, báo cáo

Mặc dù bạn có thể nhận được một số thống kê cơ bản về trang web từ pixel Facebook, nhưng nó không thể toàn diện như Google Analytics. Công cụ này chỉ hiển thị cho bạn thông tin vì nó liên quan đến quảng cáo Facebook. Về cơ bản không có sự chồng chéo giữa chức năng giữa Google Analytics và Facebook Pixel – vì vậy việc có cả hai là điều quan trọng.

Nói tóm lại bạn nên dùng Google Analytics khi muốn thấu hiểu người dùng và tối ưu website của bạn. Google Analytics cũng thường được sử dụng như công cụ hỗ trợ SEO hiệu quả. Bạn nên sử dụng Facebook Pixel với mục tiêu chính là tối ưu quảng cáo Facebook, tiếp thị lại và gia tăng doanh số.

Tích hợp Facebook Pixel và Google Analytics với GoSELL

Tich_hop_Google_Analytics_tren_GoSELL
Tích hợp Facebook Pixel và Google Analytics với GoSELL

Nếu bạn tìm nền tảng hỗ trợ quản lý giúp bạn kinh doanh hiệu quả, tích hợp 2 công cụ này thì hãy chọn GoSELL. GoSELL là nền tảng giúp bạn tạo website thương mại điện tử, app ứng dụng bán hàng, quản lý cửa hàng tích hợp máy POS quét mã vạch, thiết kế landing page chuyên nghiệp.

GoSELL với hơn 30 tính năng hữu ích giúp bạn quản lý bán hàng và chăm sóc khách hàng. Website và ứng dụng bán hàng của bạn sẽ có nhiều công cụ phân tích hành vi người dùng, tối ưu quảng cáo, giúp gia tăng doanh số như Google Analytics, Facebook Pixel và Google Shopping.

Đăng ký tìm hiểu về GoSELL ngay!

Bài viết cùng chuyên mục