Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » Toàn bộ quy trình xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp cần nắm

Kiến thức

Toàn bộ quy trình xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp cần nắm

12 Tháng Bảy, 2021

Xuất khẩu đang có tín hiệu khởi sắc ở doanh nghiệp nói riêng và thị trường xuất khẩu Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo quy trình xuất khẩu hàng hóa đúng theo quy định của nhà nước. Bài viết dưới đây, GoSELL sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.

Toàn bộ quy trình xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp cần nắm

Xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa

Việc đầu tiên trong quy trình xuất khẩu hàng hóa là doanh nghiệp phải xin giấy phép xuất khẩu. Với những mặt hàng thông thường bạn sẽ không phải xin giấy phép. Tuy nhiên, đối với những hàng hóa theo diện quản lý đặc biệt, hàng hạn chế xuất khẩu thì phải xin giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

Xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa

Đặc biệt lưu ý, không được xuất khẩu các mặt hàng trong danh mục hàng cấm xuất khẩu của nhà nước. Một số hàng hóa thuộc danh mục này có thể kể đến như: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ; di vật, bảo vật quốc gia; các loại gỗ rừng tự nhiên trong nước…

Trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp phải tìm hiểu thật kỹ hàng hóa của mình có thuộc danh mục cấm hay diện quản lý đặc biệt hay không.

Xem thêm: Lợi ích của xuất khẩu đối với các doanh nghiệp nhỏ

Kiểm tra chất lượng hàng hóa

Đây là thủ tục xuất khẩu hàng hóa không nên bỏ qua. Trước khi hàng hóa ra khỏi lãnh thổ quốc gia, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra thật kỹ lưỡng chất lượng hàng hóa.

Kiểm tra chất lượng hàng hóa

Việc này nhằm đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận trong tình trạng tốt nhất. Giúp giữ vững uy tín của doanh nghiệp, đồng thời tránh những vấn đề phát sinh, kiện cáo về chất lượng giữa đôi bên.

Thuê phương tiện vận tải

Để hàng hóa xuất khẩu đến các nước khác sẽ phải cần đến các phương tiện vận tải. Trong điều kiện, doanh nghiệp bạn không đảm bảo được việc chuyên chở hàng hóa sẽ phải tiến hành thuê phương tiện.

Thuê phương tiện vận tải

Đầu tiên, doanh nghiệp liên hệ với đại lý vận chuyển để nắm rõ về thông tin, lịch trình và giá cước. Lưu ý nên chọn những hãng vận chuyển uy tín và có chuyến vận chuyển thích hợp. Cùng với việc thuê phương tiện, có thể sẽ phát sinh các dịch vụ khác như bốc xếp.

Sau đó, doanh nghiệp bạn sẽ tiến hành giao hàng cho đơn vị vận chuyển. Đừng quên lấy biên bản giao hàng! Cùng với đó, hãy cung cấp các thông tin cần thiết về việc xuất khẩu để đơn vị vận chuyển nắm rõ. Sau cùng, bạn sẽ phải thanh toán cước phí cho đơn vị vận chuyển.

Mua bảo hiểm hàng hóa

Trong quy trình xuất khẩu hàng hóa không nên bỏ qua việc mua bảo hiểm hàng hóa. Lý do là việc vận chuyển hàng xuất khẩu phải trải qua một quãng đường rất dài.

Mua bảo hiểm hàng hóa

Tại các trạm dừng chân, việc hàng hóa bị dỡ lên đặt xuống nhiều lần có thể dẫn đến những hỏng hóc, tai nạn không đáng có. Chính vì vậy, việc mua bảo hiểm chính là cách để giảm thiểu thiệt hại nếu chẳng may xảy ra rủi ro.

Xem thêm: Xuất khẩu sản phẩm ra quốc tế cùng GoEXPORT

Làm thủ tục hải quan

Trước khi hàng hóa được chuyển lên các phương tiện vận tải, người xuất khẩu sẽ phải khai báo, làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu. Việc thông quan được thực hiện theo các quy định của quốc gia sở tại.

Lưu ý, khi làm thủ tục thông quan phải chú ý đến mã số hàng hóa và mức thuế phải nộp cho nhà nước. Nếu áp sai mã hàng bạn sẽ phải chịu phạt hành chính và bị quy vào hành vi gian lận thuế.

Làm thủ tục hải quan

Để đảm bảo đúng quy trình xuất khẩu hàng hóa, bạn phải thực hiện việc làm thủ tục hải quan đầy đủ các bước, bao gồm:

Mở tờ khai hải quan

Để mở tờ khai hải quan, bạn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau: giấy giới thiệu nhân viên giao nhận hàng; giấy tiếp nhận hồ sơ do hải quan cấp (2 bản); tờ khai hải quan (2 bản); hợp đồng ngoại thương (bản sao); hóa đơn thương mại (invoice) và phiếu đóng hàng (packing list).

Đăng ký tờ khai

Đăng ký viên dựa trên những thông tin được trình bày trên tờ khai để nhập thông tin. Sau đó trình lãnh đạo quyết định việc lô hàng có được thông quan hay không.

Cách để nhận biết, nếu hàng xuất khẩu không có vấn đề gì sẽ được vào luồng xanh. Ngược lại, nếu lô hàng xuất khẩu cần phải kiểm tra thì sẽ vào luồng vàng hoặc luồng đỏ.

Đóng phí

Sau khi hoàn tất thủ tục, doanh nghiệp đóng phí làm thủ tục hải quan. Mức phí tùy thuộc vào lô hàng của bạn và đóng đầy đủ theo số phí quy định.

Lấy tờ khai

Bước này dành cho bộ phận hải quan, họ sẽ ghi số container và số seal vào mặt sau tờ khai. Số này giúp bạn được thông hành qua hải quan của các quốc gia.

Thanh lý tờ khai

Nhân viên thương vụ cảng nhận tờ khai từ người làm thủ tục, kiểm tra container và số seal. Sau đó, container sẽ được hệ thống cảng tiếp nhận.

Vào sổ tàu

Container sau khi được cảng tiếp nhận sẽ được vào sổ tàu. Lúc này nhân viên giao nhận ký biên bản bàn giao và xác nhận tình trạng Container.

Thực xuất tờ khai hải quan

Sau khi hàng hóa đến tay khách hàng, nhân viên giao nhận sẽ làm thực xuất cho lô hàng. Đừng bỏ qua điều này trong quy trình xuất khẩu hàng hóa.

Xem thêm: Kinh nghiệm bán hàng trên Alibaba giúp cải thiện doanh số doanh nghiệp Việt

Xác nhận thanh toán

Một khâu trong thủ tục xuất khẩu hàng hóa không thể bỏ qua chính là xác nhận thanh toán giữa hai bên xuất – nhập khẩu. Các đơn hàng xuất khẩu thường có giá trị rất lớn. 

Xác nhận thanh toán

Bạn cần phải kiểm tra kỹ lưỡng hợp đồng và lựa chọn hình thức thanh toán an toàn, phù hợp nhất. Việc này nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong việc thanh toán giữa hai bên.

Giải quyết tranh chấp

Bước cuối cùng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa là giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ra. Như đã nói, quá trình vận chuyển có thể dẫn đến hàng hóa bị hỏng hóc, tổn thất, hoặc là hàng hóa không đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận trước khi chuyển đi.

Lúc này các khiếu nại có thể diễn ra ảnh hưởng xấu đến uy tín, thương hiệu doanh nghiệp. Vì vậy, hãy đảm bảo tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng, tránh những sai phạm không đáng có.

Giải quyết tranh chấp

Trên đây, GoSELL vừa giới thiệu đến bạn tổng quan quy trình xuất khẩu hàng hóa. Các doanh nghiệp khi tiến hành xuất khẩu hãy đảm bảo tuân thủ các quy trình kể trên. Hãy cùng đón đọc những bài viết khác về kinh doanh, thương mại điện tử và xuất nhập khẩu nhé!

Bài viết cùng chuyên mục