Trang chủ » Kiến thức chuyên sâu » 7 phương pháp giữ chân khách hàng mục tiêu với chương trình khách hàng thân thiết

Kiến thức

7 phương pháp giữ chân khách hàng mục tiêu với chương trình khách hàng thân thiết

22 Tháng Một, 2024

Có được khách hàng mục tiêu đã khó, nhưng giữ chân được khách hàng trung thành lại càng khó hơn. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp dù kinh doanh ở lĩnh vực nào cũng đều mong muốn xây dựng được các chương trình, chiến dịch giữ chân khách hàng hiệu quả. Hãy cùng GoSELL khám phá 7 phương pháp giúp giữ chân khách hàng mục tiêu tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn nhé!

7 phương pháp giữ chân người mua mục tiêu với chương trình khách hàng thân thiết

Chương trình giữ chân khách hàng mục tiêu là gì?

Nói một cách dễ hiểu, thì đây là chương trình nhằm giữ mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp với khách hàng. Bằng cách tổ chức các chiến dịch chăm sóc khách hàng, quảng bá đúng từng phân khúc khách hàng và thấu hiểu được insight của khách hàng. Doanh nghiệp sẽ từng bước giữ được một lượng lớn người dùng trung thành và luôn sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình.

Chương trình giữ chân khách hàng hoàn toàn có thể diễn ra ở bất cứ giai đoạn bán hàng nào của doanh nghiệp, cụ thể qua các giai đoạn như sau:

  • Ra mắt sản phẩm.
  • Ghi nhận phản hồi/đóng góp từ người dùng.
  • Chăm sóc khách hàng.
  • Tặng thưởng sau mua hàng.
  • Và còn nhiều hoạt động khác.

Không những thế, các hoạt động trên còn có phối hợp với các chiến dịch khác như: chiến dịch quảng cáo, chiến dịch hậu mãi, chiến dịch phản hồi khách hàng… để tối đa hiệu quả thu hút khách hàng, đưa doanh nghiệp lại gần với khách hàng, tăng trải nghiệm khách hàng hơn bao giờ hết.

Tham khảo: 10 cách quản lý khách hàng đem lại hiệu quả cao

Vai trò quan trọng của việc giữ chân khách hàng mục tiêu

Một chương trình giữ chân khách hàng hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng. 

Vai trò quan trọng của việc giữ chân người mua
Giữ chân khách hàng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng

Về phía doanh nghiệp

Giữ chân được khách hàng thân thiết giúp ổn định doanh số bán hàng, tối ưu được chi phí marketing để thu hút khách hàng mới. Tăng độ nhận diện thương hiệu tốt hơn. Nhờ vào việc ổn định doanh số, quy mô và hoạt động bán hàng của doanh nghiệp cũng cải thiện rõ rệt hơn.

Về phía khách hàng

Bảo đảm quyền lợi mua sắm. Mua hàng với giá tốt hơn nhờ những chương trình ưu đãi cho khách hàng. Tận dụng nhiều chương trình chăm sóc để đóng góp ý kiến, làm rõ nhu cầu mua sắm của mình.

Hiểu được tầm quan trọng và các chương trình giữ chân khách hàng tiềm năng rồi thì liệu doanh nghiệp của bạn có biết được đâu là các phương pháp xây dựng chương trình khách hàng thân thiết chưa? Nếu chưa, hãy cùng bật mí qua 7 phương pháp hữu ích bên dưới nhé!

Xem thêm: 19 mẹo chăm sóc khách hàng cho doanh nghiệp

7 phương pháp giữ chân khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất

Luôn mang lại sự thuận tiện cho khách hàng mục tiêu

Bất kỳ một khách hàng nào cũng muốn trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ một cách thuận tiện nhất. Sự thuận tiện ở đây có thể là trải nghiệm khách hàng, thanh toán nhanh chóng, tiện lợi hoặc mua sắm dễ dàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên tối ưu được sự thuận lợi cho khách hàng cả trước và sau khi mua sắm. Ví dụ như:

  • Mở rộng nhiều cổng thanh toán cho từng phân khúc khách hàng.
  • Cải thiện trình duyệt tăng tốc độ website (kinh doanh online) hoặc kệ hàng khi bán theo cửa hàng.
  • Tích hợp nhiều đơn vị vận chuyển để khách hàng dễ lựa chọn.

Tối ưu trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng

Nắm bắt đúng insight khách hàng là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được. Doanh nghiệp cần hiểu rõ được khách hàng cần gì? Mong muốn trải nghiệm ra sao? Đang gặp phải vấn đề gì? để từ đó đưa ra những chiến lược bán hàng phù hợp, thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của mình thường xuyên hơn, yêu thích thương hiệu của mình và trở thành khách hàng trung thành.

Tối ưu trải nghiệm cá nhân hóa cho người tiêu dùng
Cần nắm bắt tâm lý khách hàng để tăng trải nghiệm khách hàng nhanh chóng

Không ngừng quảng bá sản phẩm

Khách hàng sẽ không thể nào nhớ mãi một thương hiệu, nếu doanh nghiệp không biết cách lôi kéo, giúp khách hàng gợi nhớ đến sản phẩm liên tục, thường xuyên. Do đó, để có thể giữ chân khách hàng tốt hơn, lời khuyên hữu ích nhất đó là hãy chi một khoản phí để triển khai các chương trình quảng bá để gợi nhớ khách hàng biết về thương hiệu, sử dụng lại sản phẩm. Ngoài ra, việc quảng bá hiệu quả sẽ tăng độ cạnh tranh của doanh nghiệp khi càng có nhiều thương hiệu/ sản phẩm mới ra mắt.

Ghi nhận ý kiến đóng góp từ khách hàng

Thực tế là phần lớn liên quan đến vấn đề này đó là khách hàng không biết cách khiếu nại tới doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì khách hàng thường có suy nghĩ rằng sẽ không tạo ra được sự thay đổi nào cho dù có khiếu nại. Do đó, doanh nghiệp hãy đảm bảo tới khách hàng rằng những lời phàn nàn của họ sẽ được lắng nghe và giải quyết một cách tích cực để tạo ra thay đổi cần thiết.

Ghi nhận ý kiến đóng góp từ người mua
Thu thập ý kiến của khách hàng để cải thiện quá trình kinh doanh hiệu quả

Việc sử dụng chính những lời phàn nàn của khách hàng như một chiến lược giữ chân khách hàng tuyệt vời. Điều này cho phép khách hàng cảm thấy như họ đang được lắng nghe. Quan trọng hơn cả, đó là cho phép doanh nghiệp thông qua đó giải quyết vấn đề và cho khách hàng biết rằng doanh nghiệp thực sự nỗ lực cải thiện vấn đề đó. Đó chính là một trong những bí quyết giúp doanh nghiệp chữ chân được khách hàng của mình.

Điều hướng khách hàng

Khách hàng đến và mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp không có nghĩa là doanh nghiệp đã hoàn tất mọi giao dịch với khách hàng đó.

Đừng quên khách hàng họ có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp bán ra được cho khách hàng đó 1 lần, không có nghĩa điều đó sẽ tiếp tục trong tương lai. Các đối thủ cạnh tranh đang bao vây xung quanh và cũng cung cấp cùng 1 loại sản phẩm như vậy, thậm chí với mức giá thấp hơn doanh nghiệp bạn. Vì vậy, hãy đưa ra cho khách hàng thêm điều gì đó.

Thiết lập một không gian chia sẻ, đào tạo về sản phẩm, cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng là điều là bất kỳ khách hàng nào cũng muốn. Từ nguồn cung cấp thông tin quý.

giá này, doanh nghiệp có thể có dữ liệu về khách hàng của mình để dùng cho mục đích làm cho họ quay lại với thương hiệu.

Sử dụng nền tảng chương trình khách hàng thân thiết

Thông qua việc ứng dụng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý khách hàng trong hoạt động quản trị quan hệ khách hàng, doanh nghiệp sẽ nhận thấy về tổng thế sự gắn kết của khách hàng với thương hiệu. Đó là bởi doanh nghiệp sử dụng CRM để lắng nghe, tương tác và thấu hiểu khách hàng tốt hơn. Sự quan tâm đến khách hàng mà một thương hiệu dành cho họ luôn được đánh giá cao. Điều này được phản ánh rõ nét qua việc khách hàng sẽ tương tác với thương hiệu nhiều hơn thông qua các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội chính thức của doanh nghiệp.

Thiết lập khách hàng thân thiết cùng GoSELL
GoSELL cho phép người dùng sử dụng tính năng chương trình khách hàng thân thiết

Bên cạnh đó chương trình khách hàng thân thiết cho doanh nghiệp cái nhìn toàn diện về khách hàng thông qua việc phân tích dữ liệu, hành vi tiêu dùng, nhân khẩu học. Điều này giúp doanh nghiệp cải thiện và nâng cao các sản phẩm/dịch vụ của mình nhằm phục vụ theo yêu cầu, ý muốn của khách hàng một cách chính xác.

Tạo cấp động thành viên

GoSELL cho phép người bán tạo tối đa 5 hạng thành viên. Trong mỗi thứ hạng người bán thiết lập các quyền lợi, ưu đãi mà khách hàng sẽ nhận được khi đạt ở cấp bậc đó nhằm thu hút và tạo động lực mua sản phẩm ở khách hàng. Hình thức này áp dụng cho các shop có nhiều cấp khách hàng khác nhau, và với mỗi một cấp lại có những ưu đãi riêng.

Tạo mã giảm giá cho từng cấp độ thành viên

Bạn có thể tạo ưu đãi đến những nhóm thành viên thân thiết bằng cách chiết khấu phần trăm giá trị đơn hàng đến một số tiền tối đa hoặc phụ thuộc vào đơn hàng. Khi đó, đơn hàng sẽ tự động áp dụng mã giảm giá đã được thiết lập. Điều này tạo động lực cho khách hàng trở thành khách hàng thân thiết của cửa hàng để được hưởng nhiều ưu đãi.

Mỗi hạng thành viên có mức tiêu dùng để thăng hạng

Đối với mỗi thứ hạng thành viên, người bán có thể thiết lập những ưu đãi và điều kiện riêng để khách hàng cần phải đạt tới điều kiện đó nếu muốn tăng hạng. Điều này giúp giữ chân và thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua hàng.

Thông qua 7 phương pháp trên, GoSELL mong rằng doanh nghiệp của bạn sẽ nắm rõ được cách phù hợp nhất để giữ chân khách hàng mục tiêu mà mình muốn. Việc này giúp tăng trưởng doanh thu, cải thiện tình hình bán hàng cũng như mở rộng quy mô thương hiệu hơn.

Bài viết cùng chuyên mục